Xa một ngày bằng triệu mùa đông
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn
Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng
Tình của em như một tờ giấy trắng
Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ
Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng
Tình của em như một tờ giấy trắng
Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ
Tình của em như lối rẽ bất ngờ
Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết
Dẫu cho đến tận cùng cái chết
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết
Dẫu cho đến tận cùng cái chết
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Tôi không tin rằng trong bão giông
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em – Cây xương rồng vẫn hoa
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em – Cây xương rồng vẫn hoa
Em ở gần tôi lại ở xa
Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất
Và tôi tin tình em là có thật
Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ
Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất
Và tôi tin tình em là có thật
Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ
Và niềm vui có khi đến bất ngờ
Tôi lại hát ru em ngủ
Nhà của em ở giữa phường Trung Tự
Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi
Tôi lại hát ru em ngủ
Nhà của em ở giữa phường Trung Tự
Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi
Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Tôi đến với bài thơ này rất tình cờ, tình cờ đến mức
cứ như hai người bạn lâu ngày mới gặp lại nhau trên phố vậy. Mặc dù bài thơ này
ra đời rất lâu và tác giả của nó cũng đã qua đời, nhưng cho đến tận bây giờ tôi
mới được đọc nó, giống như chén trà, điếu thuốc buổi sáng lâu ngày không uống,
lâu ngày không hút dễ làm cho người ta say.
Ngay ở khổ đầu tiên của bài thơ, tác giả đã thể hiện
rõ tư tưởng và tình cảm của mình, một tư tưởng hết sức mới lạ trong thơ khiến
người ta dễ gây sốc, hay nói đúng hơn là một lời đề nghị hết sức đường đột đối
với người con gái trong bài thơ. “Em bỏ chồng về ở với
tôi không” đúng là một lời đề nghị hết sức liều lĩnh, cái chất
liều của người trai giang hồ không cần quan tâm tới ý tứ, dư luận.
Xa một ngày bằng triệu mùa đông
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Cũng giống như Nguyễn Bính, cũng với một chất liều,
chất giang hồ
Anh uống cả em và uống cả
Một trời quan tái mấy cho say
Một trời quan tái mấy cho say
Nguyễn Bính
Chất liều
trong thơ của Đồng Đức Bốn thông qua bài thơ này được xây dựng từ tình yêu đến
si mê, yêu đến cuồng dại, yêu đến không phân biệt không gian và thời gian. Yêu
đến độ liều, đến độ cả gan, ngay cả khi biết em đã có chồng mà vẫn đến
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Xưa dân gian có câu “Một
ngày dài tựa ba thu” hay như Nguyễn Du với “Sầu
đong càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” nhưng với
Tác giả một ngày dài tự ba thu chỉ là một khoảnh khắc. Từ câu thơ “Xa một ngày bằng triệu mùa đông” để mở đường cho người đọc hướng đến “Nỗi nhớ em cồn cào như biển” mới đọc câu sáu
(6) mà đã phần nào đoán ra nội dung của câu tám (8) đã thể hiện cái tuyệt hay
trong thơ lục bát, thật quả là tài tình vậy.
Những khổ thơ tiếp theo không làm cho tôi có ấn tượng
nhiều lắm, có chăng là thể hiện rõ tình cảm của mình một cách rối rắm, huyễn hoặc
một sự giãi bày, kể lể làm giảm giá trị bài thơ. Hay là sự chắp nối những ý tứ
đến bế tắc như tình cảm và hoàn cảnh của tác giả vậy. Khổ thơ dưới đây sẽ cho
chúng ta thấy điều đó
Tôi không tin rằng trong bão giông
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em – Cây xương rồng vẫn hoa
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em – Cây xương rồng vẫn hoa
Nếu có điều kiện tìm hiểu về cuộc đời của Đồng Đức
Bốn mới thấy có rất nhiều nút thắt, giữa thơ và người, người và thơ không khác
nhau nhiều lắm. Ngay như trong bài thơ “Vào chùa”
của cùng tác giả dưới đây cũng phần nào phản ánh điều đó
Đang trưa ăn mày
vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.
Trong những khổ thơ này tác giả dùng rất nhiều từ “của” hay từ “ mới” trong
khổ cuối, thực tế thì để cũng được mà bỏ đi cũng được, nhưng theo tôi bỏ đi thì
hay hơn, nó làm cho bài thơ đỡ “phô”
hơn. Dường như tác giả cố tình ép thơ của mình theo thể lục bát truyền thống
nhưng càng ép, càng phá cách thành thể tự do và tôi cho rằng đây có lẽ là bài
thơ hay nhất của Đồng Đức Bốn.
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.
Có lẽ tất cả những giãi bày, những kể lể ở những khổ
thơ giữa để mở đường cho khổ thơ cuối, và cũng là kết thúc của bài thơ với niềm
tin nhất quán xuyên suốt của tác giả. Theo tôi chỉ cần khổ thơ đầu và khổ thơ cuối là đủ
Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Đối với tác giả không có gì là không thể, với một “đức tin” đến si mê cuồng dại, ngay cả khi
ván đã đóng thuyền.
Yêu cho ra yêu, thế mới là yêu giờ có mấy người được
như thế.
Tôi viết những bình luận này trong lúc bộn bề công
việc, tôi sợ nếu không viết thì tôi sẽ quên đi mất, tôi sợ đánh mất cảm xúc mà
mình đang có. Nếu có thể được tôi sẽ xen vào 1 khổ thơ của cá nhân tôi cho phù
hợp với câu thơ “Xa một ngày bằng triệu mùa đông” của
tác giả.
Em có nhớ ngày trên phố mùa đông
Hai bàn tay xanh sưởi từng hơi ấm
Hạt mưa nhỏ trên tóc em tỏa nắng
Ký ức nhạt nhòa như những giấc mơ xa
Đôi điều về Đồng Đức Bốn, một thi sỹ trên văn đàn
đã nhận xét, Tôi xin trích nguyên văn
Hai bàn tay xanh sưởi từng hơi ấm
Hạt mưa nhỏ trên tóc em tỏa nắng
Ký ức nhạt nhòa như những giấc mơ xa
“Đồng Đức Bốn không phải là nhà cách tân, anh không thuộc dạng
các nhà thơ khai sáng. Anh thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các giá trị thơ
ca truyền thống. Thơ Đồng Đức Bốn là lục bát gin. Đấy là một điều khá đặc biệt
trong chợ trời thơ lẫn lộn trắng, đen, thật, giả hôm nay. Cái hay trong thơ lục
bát của Đồng Đức Bốn là sự chất phác giống như ca dao, có sự ngậm ngùi của tình
cảm và cả những kinh nghiệm sống chua xót của một người nhà quê trí thức lang bạt
kỳ hồ chen lẫn vào. Vương Trí Nhàn đã khá xác đáng và chứng tỏ được đẳng cấp của
mình khi cho rằng: Lục bát của Đồng Đức Bốn từ tốn, chậm rãi như lời nói vẩn vơ
của một người vừa ngán sự đời, vừa không thôi chiêm nghiệm sự đời. Tôi chỉ tiếc
Đồng Đức Bốn chưa cười được, chưa có chất u-mua cần thiết trong thơ. Nụ cười là
dấu hiệu đầu tiên của tư tưởng. Cười được Đồng Đức Bốn sẽ hay và lớn hơn nhiều”.
Có lẽ, mong ước cả đời của tác giả cũng muốn được như
Nguyễn Bính với thể thơ lục bát, đậm chất quê, chất giang hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét