Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Ký sự: Một lần theo vợ đi buôn - Phần tiếp theo: Cửa khẩu Hữu Nghị Quan

Phần tiếp theo: Cửa khẩu Hữu Nghị quan

Cửa khẩu của ta và khựa cách nhau 300m, vào check in cái, phù, mệt, may mà còn kịp. Đang xếp hàng ngẩng mặt lên trông thấy chú Officer của khựa đến hãm, anh mày không thèm chấp nhé, tôi gườm gườm nhìn nó.
Không hiểu sao lúc đó tôi lại nổi tính trẻ con, mặt cứ vênh lên như mấy chú duyệt binh, thằng hải quan của khựa phải dùng đến 3 thứ tiếng (Việt, Trung, Anh) mà tôi vẫn chẳng thèm đánh cái mặt ra cho tử tế, ông giả vờ điếc xem mày làm rì, kekekeke. Chẳng cần quay mặt lại, tôi cũng cảm nhận được sự khó chịu của hắn, kệ nó chứ, nhể, đã giả vờ điếc thì cũng phải đóng cho tròn vai, hay khẽ quay mặt lại roài giả vờ lé xem nó thế nào?hí hí

Chẳng cần chờ tôi phải quay mặt lại, chú officer đã ngoài hẳn người ra khỏi cái bục gỗ, nhìn ngắm một lúc, mặt hằm hằm đóng dấu cái cộp, thế là tôi được xuất ngoại. hic.
Qua khỏi phòng thủ tục, trước mặt là quảng trường thật rộng và choáng ngợp, giữa 2 vách đá sừng sững hiện lên một cổng vòm to trên đề 3 chữ “Hữu Nghị Quan” quay lại ngó nước Nam mình nghĩ mà chán
, là 1 trong 5 cửa khẩu lớn nhất trong cả nước (bao gồm: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Lao Bảo, Tây Ninh - chỉ duy nhất có cửa khẩu này là tôi chưa được đi) mà nó lèo tèo, lụp xụp chẳng ra làm sao. Theo tôi biết, cửa khẩu cũ nằm cách đây không xa lắm, nhìn trên tấm pano quảng cáo du lịch (của khựa) thấy có vẻ gần, mịa nó chứ, đất này trước đây là của nước Nam ta, đã lấn chiếm roài lại còn bày đặt quảng cáo với du lịch. Thôi, tạm gác lại mấy cái bực dọc trong mình, tôi xin tiếp tục.

Qua quảng trường là đến đoạn đường dẫn bên ngoài cửa khẩu bằng bê tông, đoạn đường này dành cho khách du lịch cho nên nhỏ hẹp và sạch sẽ (phần hàng hóa xuất nhập khẩu thì đi qua cửa khẩu cũ), khựa nó đầu tư cả du lịch cho nên nó làm cũng đẹp lắm, có rừng thông, thành cổ, trận địa pháo Trác Trung, núi Kim Kê, Mồ vạn nhân Đại thanh...nói chung là phải đi xa và mất công một chút (có tua đi trong ngày).


Ra đến cổng nội địa khựa là một bến xe nhỏ (sóng điện thoại ở đây khá tốt, nhất là Vinaphone
), taxi có, xe chuồng gà có, từ đây về Bằng Tường có 15km (phải về Bằng Tường mới có xe đi Quảng Châu) giá cũng rất hữu nghị, taxi 30 đồng, xe chuồng gà 10 đồng. Chúng tôi chọn xe chuồng gà, thế là ổn (về sau tôi mới biết xe chuồng gà là của bến xe chở khách từ Bằng Tường đi Quảng Châu, nếu đi tuyến này thì không phải mất 10 đồng tiền vé. đúng là Bùi thị Xuân, tiết kiệm tận những 40 đồng).
Nhìn trong đám nửa con buôn nửa du lịch ấy
, thấy tôi trông có vẻ sáng sủa nhất, bác tài (về sau gọi chung là sư phụ) ấn tôi ngồi gần bác ấy ở cabin, bật nhạc Hoa chói cả tai, bác ấy đóng cửa đánh rầm roài vù, thế là xe ra đến đường cao tốc.
Đến Bằng Tường đã 7h tối, đây là thị trấn vùng biên giới nên được đầu tư khá công phu, dân số thì thưa mà thị trấn thì rộng nên trông rất thoáng đãng và sạch sẽ. Bến xe nằm trên con phố chính, ngăn nắp, sạch sẽ (không có mùi đặc trưng, rác
) mà lại không có cò, xe ôm lèo nhèo như ở ta, 8h 30 xe mới chạy, vào mua vé và gửi hành lý (gọi là gửi nhưng thực tế không có người trông, cứ xếp gọn vào 1 chỗ trong phòng chờ, không lo bị mất cắp, nói chung là an ninh rất tốt), chúng tôi tranh thủ tìm quán ăn cho bữa tối, giờ mới cảm nhận được cái mệt và đói. Việc đầu tiên là mua sim điện thoại, một sim Bằng Tường và 1 sim Quảng Châu (cái này khác Việt nam nhé, mua sim ở vùng nào thì chỉ gọi được trong nội vùng đó, nó luôn được chọn vì giá rẻ, nếu mua sim toàn quốc thì giá đắt hơn nhưng có cái tiện là đi đâu cũng gọi được), mỗi cái 30-50 đồng tùy theo giá trị dung lượng sử dụng.

Bằng Tường có nhiều người Việt sinh sống và làm ăn buôn bán nên tìm quán ăn không khó, trước cửa quán luôn treo biển hiệu bằng 2 thứ tiếng. Phần lớn người Việt ở đây chỉ nói được tiếng phổ thông Trung Quốc, còn viết và đọc thì rất kém. Đồ ăn nếu không biết chữ và tiếng thì chỉ có nhìn hình để chỉ (cái này vào Quảng Châu mới buồn cười
, cũng vì nhìn hình nên bị ăn một món cay vãi lúa), không khó để lựa chọn món rau luộc, thịt kho, trứng tráng và bò xào. Đồ uống thì có loại bia, nước ngọt và nước ép, do lo ngại có chất bảo quản nên chúng tôi chọn bia, bố khỉ, nhạt thếch và chẳng có mùi vị rì thế mà chúng nó cũng tiêu hóa được
. hứ
Trên đường về chú Tùng tranh thủ mua kem, việc mua bán cứ như người nguyên thủy với nhau ấy, dễ ợt í mà, chỉ vào cái kem và chỉ vào đồng tiền, ông chủ quán kem kêu “hảo lớ, hảo lớ” roài xòe 2 ngón tay ra roài chỉ 2 cái, tính ra 2 que chỉ hết có 4 đồng, cực rẻ
. Nhà tôi thì chẳng ai ăn nên chú chỉ mua 2 que (cho chú và cô) hic, đúng là tiền nào của ấy...kekekeke, mới có cắn một miếng mà chú cứ như cào cào gặp phải nước sôi hài không thể tả.
Thế roài giờ đi đã tới, chúng tôi quay lại bến xe để tiếp tục cuộc hành trình, chiếc xe giường nằm khá lịch sự, 2 tầng, sàn lót gỗ và có toilet khép kín, nói chung rất comfortable. Khi xe đến đầu đường cao tốc, mấy chú an ninh lên xe lần cuối để kiểm tra hộ chiếu với thái độ rất nghiêm túc và lịch sự (ở Việt nam thì nó bắt xuống xếp hàng-bố khỉ quan liêu không thể tả được)
. Đường từ Bằng Tường tới Quảng Châu khoảng 800km, là đường cao tốc 4-6 làn xe và 2 dải an toàn, được thiết kế cực đẹp hài hòa cả về tuyến lẫn cảnh quan và đặc biệt là không có xe máy, vạch sơn và biển báo được thiết kế khá tốt, xe cứ thẳng băng mà chạy, hầu như không có tiếng động nào khác ngoài tiếng lốp ô tô và tiếng động cơ xe. Rút ipod ra tranh thủ đọc chuyện (công dụng của Ipod mà tôi đã đề cập ở phần trước) tôi dần dần thiếp đi trong những đợt xóc nhè nhẹ như ru ngủ của ô tô.
Chào Quảng châu 6h sáng hôm sau nhé!
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét